Bài viết mớiHướng dẫn

Cách bơi ếch không bị chìm

Sau đây Trung tâm dạy bơi Vswim Hà Nội sẽ chia sẻ cho các bạn cách bơi ếch không bị chìm để cải thiện các lỗi sai. Bơi ếch là kiểu bơi dễ nhất trong 4 kiểu bơi mà tôi đã nhắc đến ở bài trước và cũng là kiểu bơi rất phù hợp với người mới bắt đầu học bơi. Tuy nhiên rất nhiều bạn đã khi đã bơi được nhưng vẫn mắc các lỗi sai khiến bị chìm người, sặc nước, mất thăng bằng,…

cach-boi-ech-khong-bi-chim
Cách bơi ếch không bị chìm

Các lỗi sai khiến bơi ếch bị chìm và cách bơi ếch không bị chìm

Các lỗi sai khiến bơi ếch bị chìm

  1. Với các bạn mới học, cơ thể chưa giữ thăng bằng tốt nên rất dễ bị sai tư thế khiến cơ thể tạo góc nghiêng quá lớn với mặt nước dẫn đến việc chìm đầu nổi chân hoặc chìm chân nổi đầu, cơ thể khó nổi lên được.
  2. Thực hiện động tác chân chưa đúng kỹ thuật, không cân đối cũng là một trong những lỗi sai khiến bơi ếch bị chìm. Lỗi sai đó có thể là do bạn không mở lòng bàn chân sang hai bên khi co đạp, đạp quá rộng, không co chân, hai chây phát lực không đều…
  3. Vị trí bàn chân của bạn khi co lên quá thấp, đầu gối kéo về thân quá nhiều khiến mông bị nổi lên mặt nước, nhấp nhô lên xuống gây mất thăng bằng.
  4. Ngoài ra việc bơi bị chìm đại đa số là do các bạn quạt tay sai cách, quạt tay quá chậm hoặc quá nhanh

Đó là những lỗi sai khiến bạn bơi ếch bị chìm. Sau đây chúng tôi sẽ nếu ra cách khắc phục các lỗi sai trên để các bạn bơi ếch không bị chìm.

Cách bơi ếch không bị chìm

Đạp chân đúng tư thế, kĩ thuật và đúng nhịp –  cách bơi ếch không bị chìm

Trong bơi lội, việc làm đúng các kĩ thuật đạp chân và phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp bạn hoàn thành được 70% quãng đường học bơi của bản thân bạn. Động tác đạp chân trong bơi ếch là động tác tốn nhiều sức lực nhất trong các động tác và đóng vai trò cực kì quan trọng giúp các bạn giữ thăng bằng, tiến về phía trước, nổi lên mặt nước,… Việc bạn chưa làm đúng kĩ thuật và đạp chân một cách lung tung thì có thể khiến bạn đứng yên tại chỗ, bị chìm và mất sức.

cach-boi-ech-khong-bi-chim
Cách bơi ếch không bị chìm

Những lưu ý đạp chân để bơi ếch không chìm:

  1. Khi co đạp chân thì đầu gối phải mở sang 2 bên tạo vs thân mình một mặt phẳng, không gập gối xuống hay co gối vào bụng. Đồng thời thả lỏng chân, dồn lực về lòng bàn chân và dùng lòng bàn chân để quạt nước chứ không phải cơ đùi hay cẳng chân.
  2. Luôn ghi nhớ công thức: co bẻ nhẹ, đạp mạnh khép nhanh. Tức là khi bạn co chân về người phải co nhẹ nhàng chứ không được gồng người hay cong bụng, kéo người về phía sau.
  3. Sau khi khép chân thì phải thả lỏng chân để thả trôi theo quản tính của lần đạp vừa rồi. Đặc biệt các bạn phải khéo sát chân vào nhau để cơ thể tạo thành 1 đường thẳng, giảm lực cản của nước.

Quạt tay đúng kĩ thuật – cách bơi ếch không bị chìm

Khi các bạn đã làm tốt các dộng tác chân và kết hợp thành thạo động tác kép chân kết hợp thở thì các bạn có thể chuyển sang động tác tay. Khi quạt tay yêu cầu học viên quạt tay hướng ra ngoài, chân duỗi thẳng và quạt rộng tay. sau đó thu tay vào ngực và đưa về phía trước ở vị trí ban đầu.

cach-boi-ech-khong-bi-chim
Cách bơi ếch không bị chìm

Lưu ý các kĩ thuật quạt tay – cách bơi ếch không bị chìm

  1. Thả lỏng cánh tay, vai, dồn lực vào lòng bàn tay và hướng lòng bàn tay ra ngoài hơi hướng xuống để tạo lực tì lớn nhất lên nước, miết nước để cơ thể ngoi lên khỏi mặt nước lấy hơi.
  2. Thực hiện động tác tay dứt khoát, không quá nhanh sẽ làm bạn mất thăng bằng hay quá chậm sẽ khiến cơ thể bạn nổi lên mặt nước quá lâu tạo sức nặng lớn dễ bị chìm. đồng thời phải quạt rộng tay sang hai bên, không quạt tay lên cao hay quạt tay xuống dưới. nếu bạn quạt tay quá thấp thì điều đó sẽ kéo cơ thể bạn chìm theo, quạt tay quá aco khỏi mặt nước khiến bạn quạt tay không có lực, không thể ngoi lên được.
  3. Cuối cùng khi quạt tay xong, bạn phải đưa tay về vị trí cũ trước mặt, để than người tạo thành một đường thẳng.

Hít thở và lấy hơi đúng – cách bơi ếch không bị chìm

Hít thở và lấy hơi đúng cách là phần quan trọng nhất trong cách bơi ếch không bị chìm.

  1. Khi úp mặt dưới nước bạn không nên thở hết hơi ra rồi mới ngoi lên, như vậy cơ thể bạn sẽ bị rút hết không khí và chìm nghỉm. Cách thở đúng là bạn nên nín thở, sau đó từ từ vừa thở ra vừa ngẩng đầu lên khỏi mặt nước, sau đó mới lấy hơi cho lần đạp chân tiếp theo.
  2. Tiếp theo, khi há miệng lấy hơi bạn không cần quá gồng mình hay há miệng to, hít thật mạnh, mà há miệng vừa đủ, lấy hơi nhẹ nhàng và để oxi tự tràn vào miệng. Tuy nhiên bạn cần hít sâu để cơ thể nổi nhanh lên mặt nước.
  3. Mời các bạn Xem thêm:

Qua trên, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn cách bơi ếch không bị chìm để các bạn cung cấp thêm kiến thức cho bài học của mình. Chúc các bạn học bơi thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.

TRUNG TÂM DẠY BƠI VSWIM – HÀ NỘI chuyên đào tạo học viên bơi lội mọi lứa tuổi và thể trạng – đáng tin cậy và được đánh giá cao, được cấp phép giảng dạy chuyên nghiệp.

Hãy để sự tận tâm và chuyên nghiệp của chúng tôi làm hài lòng bạn!

TRUNG TÂM DẠY BƠI VSWIM HÀ NỘI

 

Đánh giá post

Vswim

Trung tâm dạy bơi Vswim Hà Nội với 12 năm phát triển đã đào tạo trên 10.000 học viên tốt nghiệp, với bề dày kinh nghiệm sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt khóa học

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Chat Zalo

0987883860